Bài Viết Mới Nhất

Sâu chít được coi là Đông Trung Hạ Thảo

Ðăng bởi Unknown : Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013 | 07:24



Sâu chít không chỉ là món ăn “đặc sản” của người H’mông, Thái, Dao đỏ ở Tây Bắc mà nó còn là một loại rượu quý để giúp đàn ông tăng sinh lực, cải thiện da và sức khỏe cho phụ nữ, cho những người có thế trạng yếu…Một lần lang thang ở Tây Bắc, chúng tôi được biết những điều kì lạ về loại sâu được ví là “Đông trùng hạ thảo” của Việt Nam này…

Kì lạ một loài sâu

Hôm rời phố thị Sài Thành, cậu bạn đồng nghiệp cứ dặn đi dặn lại: “Đi Tây Bắc, chị nhớ lưu tâm về một loại sâu sống trong cây chít làm chổi. Đặc biệt phải nhớ uống rượu sâu chít đấy nhé!”. Con vật ấy có gì đặc biệt mà cậu ta cứ nhắc hoài vậy, tôi thắc mắc. 

Và kì lạ thay, tại Sapa, cô bé con Thào Thiên Lý (người H’mông) lại rất am hiểu về loại sâu này. Cô kể rằng: “Loài sâu chít là một trong những đặc sản thiên nhiên ưu đãi “có một không hai” ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc như: Sơn La, Điện Biên, Lạng Sơn và một tí tẹo ở Sapa cùng huyện Than Uyên (Lào Cai). Theo quan niệm của người Dao đỏ, H’mông, Thái thì sâu chít là một loại thực phẩm quý hiếm, có tính bổ dưỡng cao. 

Cũng không biết tự ngàn xưa ai là người đã nghĩ ra sáng kiến lấy con sâu trong cây chít ngâm rượu uống. Nghe nói là thuở xa xưa có ông lãnh chúa tên là Đèo Văn Long giàu có, quyền lực khắp cả một vùng. Nhà ông chẳng thiếu thứ chi, nhưng ông lại mê cái con sâu chít có màu trắng sữa ngâm rượu uống. Ông thường bắt quân lính trèo lên những triền núi đá vôi cao vút có cây chít mọc để lấy cho bằng được con sâu ấy về ngâm rượu uống, làm quà biếu cho bọn thống lý. Rồi các quan sở tại cũng thường khuyến khích người dân địa phương vào rừng bắt sâu chít về nộp cho Viện Thái y của triều đình.



Ngày ấy mỗi lạng sâu chít thường được thưởng gần một lạng bạc…Đó là ngày trước, chứ bây giờ đối với những người đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây thì mỗi khi Tết đến, xuân về thì trong nhà họ dù thế nào cũng không thể thiếu rượu sâu chít. Với họ đó là món rượu quý để đãi khách trong mấy ngày Tết…”.

Theo lời những người Dao đỏ thì mỗi năm đến độ cây chít nở hoa là những đàn bướm phải ngơ ngẩn mất hồn. Đó cũng là mùa bươm bướm đẻ trứng vào những đọt cây chít trong rừng. Đủ ngày đủ tháng thì mỗi trứng bướm kia lại nở ra một ả sâu chít con con. Ngày cuối năm, người đồng bào vùng Tây Bắc lại vào rừng chít. 

Trong bụi chít, tìm được ngọn cây chít nào bị héo úa, tách đôi ngọn chít ra sẽ bắt được một ả sâu đang nằm gọn lỏn giữa thân cây chít bé nhỏ. Chị Lý Mán Mẩy (người Dao đỏ) ở bản Tả Phìn – Sa Pa cho biết: “Thực ra con sâu chít chính là trứng của bướm trắng. Ban đầu nó chỉ nhỏ tí tẹo như con muỗi thôi. Khi ăn hết nõn hoa cây chít thì ả sâu đó sẽ có màu trắng sữa, béo tròn, căng mọng, tươi roi rói và có chiều dài cỡ 2 đốt tay người lớn. Sau mỗi buổi luồn rừng tìm sâu thì mỗi người sẽ mang về được năm ba chục gã sâu chít. 

Cuối năm sâu trưởng thành, ấy cũng là lúc bà con đồng bào dân tộc thiểu số như H’mông, Thái, Dao đỏ, Cao Lan, Sán Dìu…lại vào những cánh rừng cỏ chít mọc ven các khe suối để thu lượm cây chít về bện chăn, làm gối, làm đệm, làm chổi quét nhà, hái lá chít về gói bánh, đồng thời còn tách đọt chít ra lấy sâu ngâm rượu…Như nhà tôi đây thường đi rừng hái cây chít về làm chổi bán, sẵn tiện là bắt sâu luôn. 

Thường những rừng chít mọc bạt ngàn kéo dài từ Hòa Bình lên Sơn La và cuối cùng là Điện Biên. Mỗi năm những nơi này thường cung cấp cả hàng vạn cây chổi. Còn rượu chít thì khỏi phải nói, tốt lắm đó! Không biết những đồng bào dân tộc khác thì sao chứ người Dao đỏ chúng tôi tới dịp lễ ăn cơm mới (một năm cấy 1 vụ, ngày nào lúa chín thu hoạch xong thì chọn ngày đẹp đẽ làm lễ ăn cơm mới) vào tháng 8 Âm lịch thì nhất định phải có con sâu này. 

Ông bà chúng tôi kể rằng trong ngày lễ phải có sâu chít đích thân chủ nhà bắt từ rừng sâu mang về. Họ quan niệm rằng ăn con sâu này trong ngày lễ cơm mới thì năm sau ruộng nhà mới có lúa gạo đầy đủ. Cho nên ngày làm cơm thì chỉ cần có một chén hay nửa chén sâu chít là tốt lắm rồi. Với người Tây Bắc chúng tôi, sâu chít quả là niềm tự hào về sản vật đặc biệt của địa phương mình!”.


Thường thì người dân Tây Bắc thu hoạch sâu chít vào tháng 11 – 12 hàng năm. Thế nhưng những tháng khác dẫu không phải là mùa chính vẫn có nhiều sâu, bởi những ả sâu này cực kì thích nghi với vùng đất này và sinh trưởng rất tự nhiên, phát triển tốt. Những người kinh doanh rượu chít thường mua lại của đồng bào Tây Bắc những ngọn chít có chiều dài khoảng 35-40 cm, được bó lại gọn gàng như những bó củi với giá chỉ vài chục ngàn đồng. Sau đó họ lại cho người ngồi chẻ cây lấy sâu chít. Sâu chít bán thành kg hoặc lạng từ vài chục ngàn đến hơn một triệu đồng, tùy vào chất lượng.




Đi bộ từ bản Cát Cát ngược về thị trấn Sapa, tôi được cô bé Thào Thiên Lý tiếp tục nói chuyện về loài sâu trong thân cây này. Cô bảo sâu chít lâu chết lắm, khi bị người ta tóm gọn từ thân cây bỏ vào bịch ni lon đến 5-6 ngày nó mới chết. Nó thường to bằng đầu đũa, loại lớn thì một nửa ngón tay, có ngấn ngang mình như những con sâu khác nhưng mình mẩy trơn lu chẳng có lông liếc gì cả. Ngoài làm rượu, sâu chít có thể sao khô làm thuốc, nấu cháo. Người H’mông của cô thì khoái khẩu với món sâu chít xào với dầu phộng ăn cơm nóng, xào chung với rau cải, rau bí hay quả su su, cũng có thể luộc sâu chít chung với củ riềng rồi chấm nước mắm. Khi bắt sâu về phải rửa sâu qua nước lạnh sạch sẽ vì con sâu bệnh lắm, đính đầy bụi chít vì nó cắn đục thân cây để sống, làm cây ngừng phát triển mà. Nó bò ngổn ngang nhưng không tài nào thoát khỏi cái nồi, cái chảo. 

Thào Thiên Lý còn “bật mí” cho chúng tôi biết rằng loại sâu chít này ngoài sống trong cây chít còn sống trong cây tre, cây đót, cây le, cây lau vào mùa đông. Riêng cây tre thì rất nhiều sâu chít. Chỉ cần chặt một cây tre thì đã có đến 7 – 800 con sâu rồi. Sâu chít là tên gọi của người Kinh thôi. Người H’mông gọi sâu chít là sâu song, người Dao gọi là sâu thau. Nhưng nói gì thì nói, sâu chít ở trong thân cây chít là béo tốt và bổ dưỡng hơn hết. Thịt sâu chít rất ngon, có mùi thơm như cơm lúa dẻo.

Trên đường đi chúng tôi bắt gặp một cửa hàng bán các loại đặc sản miền Tây Bắc, có anh thợ trẻ đang ngồi chẻ táo làm rượu táo mèo, nhìn thấy mấy chai rượu có mấy con sâu nằm dưới đáy được dán nhãn rượu sâu chít, tôi dừng lại buôn chuyện. Anh thợ tên Thanh ấy cho biết: “Thực ra làm rượu sâu chít cũng rất đơn giản. Sâu bắt về, rửa bằng nước sạch rồi rửa một lần nước muối làm sạch các tạp vật, sau đó để ráo và cho vào thẩu (bình) đổ rượu trắng vào ngâm. Khoảng 2-3 giờ thì có thể uống được. 

Rượu này ngâm càng lâu thì uống càng tốt, càng bổ, càng thơm. Có người còn kỹ hơn dùng gạo nếp thơm cho vào chảo rang vàng rồi lần lượt bỏ những con sâu chít được rửa sạch để ráo nước vào, đảo đều gạo nếp và sâu cho đến khi các con chít đều chín vàng như gạo rang thì mới lấy ra ngâm rượu hoặc để ăn dần dần. Rượu chít khi ngâm có màu vàng đục và mùi rất thơm. Người xưa từng đánh giá loại rượu này là thang thuốc tráng dương, bổ thận “nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” đó mà! (Nhất là một, Dạ là đêm, Lục là sáu, Giao là giao hợp-quan hệ, Sinh là đẻ, Ngũ là năm, Tử là con…!)”. 

 Thấy tôi quá thắc mắc về con sâu chít này, cô bé Thào Thiên Lý và chị Lý Mán Mẩy quyết định dẫn tôi đi qua cánh rừng phía bên kia thị trấn Sapa để tìm cây chít. Phía trước bụi chính là một trảng cỏ rậm um tùm được ngăn cách với mặt đường bằng một hàng rào kẽm gai hờ hững. Tôi mừng rỡ liền xông vào trảng cỏ nhưng hai người kia đã nhanh tay hơn kéo giật tôi lại bảo rằng “rắn đấy”! Thì ra ở khu vực có cây chít thường có cỏ lau um tùm và đó là nơi cư ngụ của những loài rắn độc. 

Thào Thiên Lý và Lý Mán Mẩy đều cho biết rằng người Kinh đi hái cây chít thường chết vì rắn độc cắn. nhưng người Dao đỏ, H’mông …thì không vì họ có loại thuốc chuyên trị rắn khi đến vùng có cây chít. Chị Lý Mán Mẩy cho biết: “Thịt sâu chít vốn là món tăng cường sinh lực không chỉ dành cho cánh đàn ông mà với cách chế biến phù hợp, sâu chít còn giúp cải thiện da và sức khỏe phụ nữ, cho những người có thể trạng yếu. Và hiện tại, vì loại sâu này được cho là “Đông trùng hạ thảo” (một loại dược liệu quý của Trung Quốc, vốn được dùng cho những những bài thuốc tăng cường sinh lực) của Việt Nam nên sâu chít ngày càng trở thành tâm điểm chú ý khi có khảo cứu khoa học về tác dụng trong hỗ trợ điều trị ung thư, tráng dương, tốt cho dạ dày, đường ruột, điều hòa khớp tay khớp chân…được công bố”. 

Loài sâu gây độc tế bào ung thư người 

Trong đề tài nghiên cứu về thành phần hóa học và ý nghĩa y học của sâu chít của Tiến sĩ – bác sĩ Phan Anh Tuấn cùng các cộng sự thuộc Viện y học cổ truyền quân đội, Đại học Y Hà Nội cũng đã có kết luận đầy đủ về đặc điểm sinh học (các giai đoạn phát triển trong vòng đời) của loại sau này. Trong quá trình nghiên cứu để xác định tên khoa học của sâu chít, Tiến sĩ – bác sĩ Phan Anh Tuấn và các cộng sự đã mất gần 3 năm tìm kiếm thông tin tại các tỉnh Tây Bắc và phải gởi mẫu sâu chít trưởng thành sang Viện Bảo tàng động vật của Hoàng gia Anh để tham khảo ý kiến. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định loài côn trùng này có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là khả năng phục hồi thương tổn hệ miễn dịch sau chiếu xạ. Tiến sĩ Tuấn cho biết: ““Đông trùng hạ thảo” có hàm lượng protein chiếm 25 – 32% trong cơ thể, trong đó có 6 axit amin, còn sâu chít cũng có hàm lượng protein tương đương nhưng thành phần axit amin được xác định lên đến 17/20 loại cần cho cơ thể. 

Loại sâu này rất giàu đạm, một lượng đạm cao cấp rất cần thiết cho cơ thể. Điều này đã lí giải được tác đụng diều trị suy dinh dưỡng, nâng cao thể trạng và sức đề kháng của cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi sinh gây bệnh. Đặc biệt, trong con sâu này, hàm lượng axit béo đạt tới 58,37% - đây chính là thành phần tạo ra chất có hoạt tính sinh học cần thiết mà cơ thế không tự tổng hợp được”. 

Theo nghiên cứu của TS-BS Phan Anh Tuấn, sâu chít còn giúp phục hồi các chỉ số sinh sản và bước đầu có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nhân ung thư có xạ trị. Đặc biệt có một kết luận cũng khá thú vị nữa là sâu chít có tác dụng gây độc tế bào ung thư người. Chính vì thế, có thể sử dụng nó để bào chế thuốc chống u, điều trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư. Dẫu vậy, loài sâu này không có tác dụng điều trị như thuốc mà hiệu quả của nó có được là thông qua sự kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể để chống lại vi sinh vật gây bệnh. Đồng thời loại sâu này không có độc với cơ thể nên hoàn toàn có thể sử dụng nó làm thực phẩm và dược liệu tốt. 

Các bác sĩ thuộc Viện Y học cổ truyền quân đội đã tiến hành thử nghiệm tác dụng tăng cường sinh lực cho nam giới bước đầu cho kết quả khả quan trên động vật thí nghiệm. Ngoài ra họ cũng đã nghiên cứu thành công thức và qui trình sản xuất thực phẩm chức năng “rượu bổ sâu chít” ở qui mô phòng thí nghiệm, đủ điều kiện đăng kí độc quyền sản phẩm và giấy phép lưu hành. Chính vì những nghiên cứu khoa học bước đầu này về tác dụng hữu hiệu của chúng mà giờ đây loài sâu trong thân cây chít này đã trở thành món hàng quí ở vùng núi Tây Bắc này và được nhiều khách du lịch đánh giá cao khi sở hữu chúng. 

Lương y Đinh Công Bảy – Tổng thư kí Hội Dược liệu TP HCM thì sâu chít ở dạng sấy khô, tán bột có vị cam ngọt, tính ôn được dùng thay thế vị “Đông trùng hạ thảo”, công dụng như “Đông trùng hạ thảo” – còn gọi là sâm chít. Nó có tác dụng bổ phế, bổ thận, tráng dương khí, an thần, dễ ngủ, chữa thận âm (nóng hầm hầm, ra mồ hôi trộm, đau lưng, tiểu xẻn đỏ vàng), liệt dương, mỏi gối, di tinh, hoạt tinh…Khi ngâm rượu thì rất bổ dưỡng cho đàn ông, nhưng tốt cho phụ nữ hơn…!”.

Thông tin chi tiết xin liên hệ: 
Đặc Sản Tây Bắc Hải Phong
Cơ sở 1: P.Him Lam, TP.Điện Biên, Điện Biên
Cơ sở 2: 203A Lò Đúc - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Hotline: 0964.113.218

Măng khô điện biên



Măng khô rừng Điện Biên ngon nói chung là loại măng có màu vàng hơi nâu, còn lưu giữ mùi hương đặc trưng là măng mới. Măng khô chọn măng búp vàng đều không có xơ là măng non. Măng khô thường có 4 loại: măng trúc, măng nứa, măng vầu, măng lưỡi lợn.
Măng trúc nhỏ và nhọn đầu ăn giòn, ngọt. Măng nứa và măng vầu mềm hơn. Ba loại măng này thường được dùng để xào hoặc nấu canh.
Măng được phơi nắng khô và không xử lý qua hóa chất vì vậy măng giữ được mùi thơm tự nhiên và mầu sắc đặc trưng, ăn rất giòn và ngon.
Cách ngâm măng khô để ăn dần: Cho măng khô vào nồi kim loại, đổ đầy nước đun sôi 30 phút, sau đó đun nhỏ lửa một lúc nữa rồi vớt ra, cắt bỏ những chỗ già. Tiếp đó, dùng nước gạo hoặc nước sôi để ngâm ăn dần, 2-3 ngày thay nước một lần. Đến khi nấu thái thành miếng, măng rất mềm và thơm ngon.
Mẹo nhỏ khi nấu măng khô: Nên ngâm với nước ấm khoảng 1 tuần và thay nước hằng ngày hoặc có thể dùng nước gạo để ngâm măng sẽ giúp măng nhanh mềm, trắng và sạch. Trước khi nấu, cho măng vào nồi luộc sôi khoảng 15 phút, đổ nước đi sau đó cho nước lạnh vào luộc tiếp. Luộc đi luộc lại khoảng vài lần khi măng mềm là được.



Thông tin chi tiết xin liên hệ: 
Đặc Sản Tây Bắc Hải Phong
Cơ sở 1: P.Him Lam, TP.Điện Biên, Điện Biên
Cơ sở 2: 203A Lò Đúc - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Hotline: 0964.113.218

Rượu sâu chít điện biên



 Được cho là “đông trùng hạ thảo (một loại dược liệu quý của Trung Quốc) của Việt Nam”, sâu chít càng trở thành tâm điểm chú ý khi có khảo cứu khoa học về tác dụng trong hỗ trợ điều trị ung thư, tráng dương được công bố...

Đối với người dân Tây Bắc, sâu chít là niềm tự hào về sản vật đặc biệt của địa phương mình. Anh lễ tân khách sạn Him Lam tên Mẫn cho biết, sâu chít chính là một trong những đặc sản thiên nhiên “có một không hai” ở một số vùng núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Điện Biên, Sơn La.

Xuyến, cô nhân viên phục vụ một nhà hàng ở Điện Biên, đem đến bình rượu có con sâu mà mọi người đang quan tâm này. Rượu sâu chít mới nhìn thì thấy cũng bình thường như các thứ rượu gạo vốn có. Cũng chỉ là loại đựng trong chai nước suối có cái màu vàng đục, nhìn vào thấy xác mấy con sâu nằm dưới đáy bình... Cảm giác lạ nhất chỉ là mấy con sâu lạ so với các loại rượu khác.

Xuyến “cam kết”: đồ uống này có tác dụng tốt với cả nam giới lẫn nữ... Xuyến còn cho biết, thịt sâu chít vốn là món tăng cường sinh lực không chỉ dành cho cánh đàn ông mà với cách chế biến phù hợp, sâu chít còn giúp cải thiện da và sức khoẻ phụ nữ, cho những người thể trạng yếu.

Loài sâu nằm trong thân cây

Đây vốn là loại côn trùng sống trong thân cây chít. Để biết cây nào có sâu chít , người thu hái sẽ lựa chọn những cây có dấu hiệu bệnh, không thể ra hoa (đó chính là cây đã bị ấu trùng ký sinh). Người dân bắt sâu chít bằng cách “chẻ” đôi ngọn chít để moi sâu ra. Những con sâu chít tươi rói có màu trắng sữa, căng mọng sau khi được lấy ra thường được thả trong chậu rượu nhạt. Thứ rượu ấy sẽ giữ cho sâu không bị biến chất.

Tại chợ thị xã trung tâm Điện Biên, tôi mua rượu sâu chít  của cô bán hàng tên Hoa với giá bán 120.000đ/chai nước suối cỡ hơn nửa lít. Dò hỏi thì Hoa cho biết, thường người dân thu hoạch sâu chít vào tháng 11 - 12 hàng năm. Tuy nhiên, các tháng khác không phải mùa thu hoạch chính nhưng cũng có nhiều sâu chít, bởi chúng hợp với vùng đất này và sinh tưởng tự nhiên, phát triển tốt...

Hoa cho chúng tôi xem những ngọn chít có chiều dài khoảng 35-40cm được bó gọn ghẽ như các bó củi. Cô mua lại của những người dân địa phương thường chỉ vài chục ngàn đồng. Sau đó mướn người ngồi chẻ cây lấy sâu chít. Sâu chít bán thành kg hoặc lạng từ vài chục ngàn đến hơn triệu đồng tùy vào chất lượng.
 
Chị Hoa đang thu hạch sâu chít từ những bó chít mua lại của người dân địa phương
Ngoài cách sử dụng phổ biến nhất là ngâm rượu uống, sâu chít có thể sao khô, nấu cháo. Số liệu khảo cứu cho thấy loài “đông trùng hạ thảo” có hàm lượng protein chiếm 25-32% trong cơ thể, trong đó có 6 axit amin, còn sâu chít cũng có hàm lượng protein tương đương nhưng thành phần axit amin được xác định lên đến 17/20 loại cần cho cơ thể.

Vì vậy, ở Điện Biện và các vùng Tây Bắc hiện nay rượu sâu chít và thịt sâu chít là những thứ được tiêu thụ mạnh cho khách miền xuôi.

Theo DS Đỗ Huy Bích: sâu chít là ấu trùng của loài buwowmsBrihaspa astrostigmella. Sâu dài khoảng 35mm, màu vàng ngà, sống trong thân cây chít hay cây đót, cây le vào mùa đông, cắn đục thân cây làm cây ngừng sinh trưởng. Đến mùa lá, chồi cây mọc lại thành cây thảo (giống hiện tượng của vị thuốc đông trùng hạ thảo).

Người ta thu hoạch sâu chít bằng cách tìm những cây chít bị cụt ngọn, cắt ngang thân ở phía trên khoảng 50 - 60cm, chẻ đôi, lấy sâu. Rửa sạch sâu bằng nước muối, rang hoặc sấy khô. Khi dùng, tẩm sâu với mật ong, rồi lại sấy khô. Dược liệu có vị ngọt, tính ôn, được dùng thay thế vị đông trùng hạ thảo của thuốc Bắc với tác dụng bổ tinh tủy, ích phế thận, tráng dương khí, chữa suy nhược thần kinh, đau lưng do thận hư, liệt dương, mỏi gối. Liều dùng hằng ngày là 6-12g dưới dạng rượu ngâm. Rượu này ngâm lâu sẽ thấy lớp chất béo nổi lên trên nên khi dùng phải lắc đều. Có thể dùng dạng xào, nấu với trứng hoặc hầm với thịt ăn hằng ngày.

Rượu sâu chít được cho là một loại rượu bổ dương
Gây “độc” cho tế bào ung thư

Cách đây không lâu, TS.BS Phan Anh Tuấn cùng các cộng sự thuộc Viện Y học Cổ truyền Quân đội, Đại học Y Hà Nội đã thực hiện công trình nghiên cứu về loài sâu chít này và đã có kết luận đầy đủ về đặc điểm sinh học (các giai đoạn phát triển trong vòng đời) của chúng.

Trong quá trình nghiên cứu để xác định tên khoa học của loài này, TS Phan Anh Tuấn và các cộng sự đã mất hơn 2 năm tìm kiếm thông tin tại các tỉnh Tây Bắc và đã phải gửi mẫu sâu chít trưởng thành sang Viện Bảo tàng động vật của Hoàng gia Anh để tham khảo ý kiến. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định, loài côn trùng này có nhiều tác dụng đối với sức khoẻ con người, đặc biệt là khả năng phục hồi thương tổn hệ miễn dịch sau chiếu xạ.

Theo nghiên cứu của TS Tuấn, sâu chít còn giúp phục hồi các chỉ số sinh sản và bước đầu có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nhân ung thư có xạ trị. Đặc biệt, một kết luận cũng khá thú vị khác là, sâu chít có tác dụng gây "độc" tế bào ung thư người.

Vì vậy, có thể sử dụng sâu chít để bào chế thuốc chống u, điều trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, sâu này không có tác dụng điều trị như thuốc. Hiệu quả điều trị của nó có được là thông qua sự kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể để chống lại vi sinh vật gây bệnh. Sâu chít cũng được khẳng định là không độc với cơ thể, nên hoàn toàn có thể sử dụng làm thực phẩm và dược liệu tốt.

Các bác sĩ thuộc Viện Y học Cổ truyền Quân đội tiến hành thử nghiệm tác dụng tăng cường sinh lực nam giới bước đầu cho kết quả khả quan trên động vật thí nghiệm. Ngoài ra, họ cũng đã nghiên cứu thành công thức và quy trình sản xuất thực phẩm chức năng “rượu bổ sâu chít” ở quy mô phòng thí nghiệm, đủ điều kiện đăng ký độc quyền sản phẩm và giấy phép lưu hành.

Chính vì những nghiên cứu khoa học bước đầu này về tác dụng hữu hiệu của chúng, mà sâu chít đang trở thành món hàng quý ở vùng núi Tây Bắc này và được quan khách miền xuôi đánh giá cao khi sở hữu chúng. Thực tế ở vùng núi này đang rộ lên tình trạng mọi người thi nhau ra rừng tìm sâu chít và cách khai thác vô tội vạ đã khiến những đám lau, chít chưa có sâu bị chặt phá sạch.

Anh Hiệp, cán bộ phòng QLKH Sở KH&CN tỉnh Điện Biên cho biết, trước đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu nuôi nhân tạo sâu chít trong phòng thí nghiệm nhưng chưa thành công. Hiện nay, TS.BS Phan Anh Tuấn cùng các nhà côn trùng học cũng đã thực hiện đề tài “Nuôi sâu để khai thác bền vững”.

Họ đã xác định lại bằng cách nuôi bán nhân tạo ở Điện Biên - nơi đang  có điều kiện tự nhiên tốt để phát triển loài sâu được đánh giá là quý hiếm này.

Thông tin chi tiết xin liên hệ:

Đặc Sản Tây Bắc Hải Phong
Cơ sở 1: P.Him Lam, TP.Điện Biên, Điện Biên
Cơ sở 2: 203A Lò Đúc - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Hotline: 0964.113.218

Rượu táo mèo tây bắc



Táo mèo còn gọi là Sơn tra ( Fructus Crataegi ) mọc tự nhiên và trồng nhiều ở các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái … nơi có khí hậu mát mẻ, ở độ cao trên 1000m. Táo mèo chính là đặc sản của vùng đất này. Cây táo mèo mọc trên những cánh rừng, chiều cao trung bình 7-10m, thân gỗ , tán lá rộng, mùa thu hoạch vào khoảng tháng 9, tháng 10 hàng năm.
Táo mèo là loại quả có tác dụng đa năng, vừa là vị thuốc quý , vừa dùng để giải khát và bổ trong ngày hè.
Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn đến với vùng này ngắm ruộng bậc thang mùa lúa chín, thưởng thức những quả táo mèo ngọt dòn mang theo vị chua thanh thanh từ hương rừng gió ngàn. Chúng tôi đã tới thực địa tại vùng này và leo lên  rừng táo mèo Tà Xùa – Sơn La cao trên 1700m, tâm trạng vô cùng phấn chấn với nguồn dược liệu quý này. Chính điều đó đã thúc giục chúng tôi cùng với các chuyên gia Đức nghiên cứu các giá trị của loại quả quý này. 
Tác dụng của Táo mèo:

Theo Y học cổ truyền , Táo mèo có vị chua ngọt  thuộc nhóm tiêu thực hóa tích, giúp dịch vị tăng bài tiết acid mật và pepsin dịch vị, chủ yếu điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em ăn sữa không tiêu, giúp ăn ngon miệng.

Thực nghiệm invivo dịch chiết Táo mèo có tác dụng ức chế trực khuẩn E. Coli, lỵ, bạch hầu, thương hàn, tụ cầu vàng khá mạnh.                                                         

Nghiên cứu hiện đại cho thấy: Táo mèo có tác dụng kháng khuẩn, cường tim, làm giãn mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, bảo vệ tế bào gan, tăng cường công năng miễn dịch, trấn tĩnh an thần, ức chế ngưng tập tiểu cầu, điều chỉnh rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, phòng ngừa đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, béo phì, viêm cầu thận cấp và mãn tính, hậu sản, ứ trệ, giảm kích thích ruột, tiêu chảy, lỵ.

Theo TS Dhamananda (Giám đốc viện Y học cổ truyền Porland, Oregon) các tác dụng sinh học của Sơn tra (Táomèo) có liên quan đến 4 nhóm hợp chất chủ yếu:

Các flavonoid (Hyperoside, Luteolin – 7 glucoside,Rutin, Quercetin, Vitexin và Vitexin rhamnosides).
Oligomeric procyanidins và flavans.
Các dẫn xuất Triterpenne, các acid hữu cơ.
Các phenolic đơn giản.
Viện cây thuốc và tinh dầu Nga cho thấy Sơn tra có tác dụng chống nghẽn mạch rõ rệt, giảm cholesteron, triglycerid, độ quánh máu và fibrinogen.

Đối tượng sử dụng khá rộng :

-        Người bị mỡ máu, mỡ gan, người béo phì.

-        Người kém ăn, gầy  yếu

-        Người bị các bệnh tim mạch, huyết áp cao

-        Người rối loạn tiêu hóa

-        Để phòng bệnh có thể uống đều đặn sau ăn, nhất là sau uống rượu bia, ăn nhiều thịt mỡ.

-        Trẻ em uống sữa không tiêu.

Tóm lại Táo mèo không những là vị thuốc có tác dụng giúp tiêu hóa, giúp ăn ngon, mà còn có khả năng phòng chống các rối loạn chuyển hóa, giảm mỡ máu, hạ huyết áp, điều hòa hoạt động tim mạch, bảo vệ gan, kháng khuẩn.

Thông tin chi tiết xin liên hệ:
Đặc Sản Tây Bắc Hải Phong
Cơ sở 1: P.Him Lam, TP.Điện Biên, Điện Biên
Cơ sở 2: 203A Lò Đúc - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Hotline: 0964.113.218

Rượu Mông Pê Tủa Chùa - Điện Biên, rượu của người H'mong

Rượu Mông Pê Tủa Chùa


“Mông pê”, dịch ra tiếng phổ thông là “người Mông ta”. Rượu Mông Pê là rượu của người Mông ta. Tuy mang cái tên như vậy song rượu Mông Pê chỉ do đồng bào Mông Tủa Chùa, Điện Biên sản xuất và chỉ có ở Tủa Chùa mới nấu được thứ rượu này.


Tủa Chùa, vùng đất được coi là "tiểu Hà Giang" của Việt Nam, có tới 70% diện tích đất tự nhiên là núi đá vôi, trên 90% dân số là người Mông. Vùng đất này không chỉ nổi tiếng là căn cứ địa cách mạng trong thời kỳ kháng chiến, mà còn nổi tiếng bởi đặc sản rượu và dê. Chả thế mà người Điện Biên hầu như ai cũng biết đến câu "Rượu Mông Pê, dê Tủa Chùa". Người Mông Tủa Chùa thật thà, giản dị, hiếu khách. Mỗi khi có khách đến nhà, dù lạ hay quen, chủ nhà đều mang rượu ra mời. Mới chỉ nhấp giọt rượu đầu tiên, ta đã cảm nhận thấy hương vị hoang dã của núi rừng, sự nồng hậu của chủ nhân làm ra nó.




Tôi có anh bạn ở thành phố Điện Biên, thấy rượu Mông Pê được các “tiên tửu” vùng Tây Bắc ưa dùng, đã định sản xuất với quy mô lớn. Trèo đèo, lội suối suốt 3 tháng trời để học hỏi bí quyết nấu của bà con Mông Tủa Chùa. Nhưng khi về nấu ở thành phố Điện Biên Phủ, sản phẩm làm ra chỉ là thứ rượu ngô thuần túy. Rượu Mông Pê có màu vàng như mật ong, có hương vị đặc trưng của ngô được trồng trên đá hòa trộn với mùi hương của cây lá, núi rừng, là loại rượu có nồng độ cao, uống bốc, nhanh say, nhưng ta vẫn có cảm giác dịu êm. Để có được thứ rượu thơm ngon này là cả một quy trình công phu, người nấu phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn nước, ngô, men, dụng cụ nấu, cộng với kinh nghiệm gia truyền.


Rượu Mông Pê được nấu từ những hạt ngô nếp đầu mùa, hạt đều tăm tắp. Điều đáng nói là nấu cơm ngô không theo cách thông thường mà sử dụng phương pháp hấp cách thủy, thời gian hấp khoảng chừng 5 đến 6 giờ trên bếp củi. Khi hạt ngô nở, người ta tãi ra trên lá, hoặc nong, nia chờ nguội mới rắc men. Men được làm từ loại thảo dược của núi rừng, có vị phòng chống lạnh, trừ cảm, có vị làm cho lưu thông khí huyết, giảm đau nhức khớp, có vị làm cho uống bao nhiêu cũng chẳng đau đầu. Theo như tập quán trước đây, trong gia đình người Mông Tủa Chùa, bí quyết lấy cây thuốc làm men, nấu rượu chỉ truyền cho con gái. Có lẽ xuất phát từ thực tế là người phụ nữ Mông đảm trách chủ yếu công việc bếp núc của gia đình. Việc ủ rượu cũng không giống so với việc nấu rượu thủ công ở những nơi khác. Dụng cụ ủ không phải là vại, chum mà ủ trong các hố dưới lòng đất. Chiếc hố ủ rượu sâu khoảng 0,5-0,8m, được nện chặt, lót lá chuối xung quanh, sau khi đổ nguyên liệu vào lót thêm một lớp lá chuối trên cùng và phủ đất lên. Đúng quy trình rượu phải được ủ ít nhất là 100 ngày mới được đem ra nấu. Theo các cụ già nếu ủ càng lâu, rượu nấu sẽ càng ngon.


Nước để chưng cất rượu Mông Pê cũng là thứ nước không thể lấy từ sông và suối, và càng không thể là thứ nước máy công nghiệp, mà phải là thứ nước được các cô gái Mông kiên nhẫn hứng từng giọt từ những khe trên núi đá. Để đủ nước nấu một mẻ rượu có khi phải hứng nước cả ngày. Rượu nấu trong nồi lớn, dụng cụ chưng cất toàn bằng tre nứa gỗ, không dùng đồ kim loại. Có lẽ vì thế mà rượu Mông Pê khi chưng cất lên không bao giờ mất được hương vị đặc trưng của nó.

Từ hàng trăm năm nay, rượu Mông Pê trên cao nguyên đá Tủa Chùa được sản xuất chủ yếu ở khu vực phía Bắc huyện như: Sính Phình, Tả Phìn, Lao Xả Phình, Tả Sìn Thàng, Sín Chải. Mục đích nấu chỉ để gia đình uống và đãi khách nên số lượng sản xuất ra rất ít. Ngày nay, rượu Mông Pê được nhiều người ưa thích, mà số lượng cũng chẳng nhiều hơn, nên trở thành của hiếm.

Xuân này mời bạn lên với Tủa Chùa, hòa mình trong cái se lạnh của miền cao nguyên đá, trong dòng chảy của mùa xuân vùng sơn cước, bạn sẽ được nghe những điệu khèn da diết, thưởng thức món canh đắng, thịt lợn muối, bát thắng cố nóng hổi và uống những bát rượu Mông Pê sóng sánh, nồng nàn...

Thông tin chi tiết xin liên hệ:
Đặc Sản Tây Bắc Hải Phong
Cơ sở 1: P.Him Lam, TP.Điện Biên, Điện Biên
Cơ sở 2: 203A Lò Đúc - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Hotline: 0964.113.218

Hưỡng dẫn mua hàng và thanh toán

ĐẶC SẢN TÂY BẮC HẢI PHONG
 
Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng tới sản phẩm của chúng tôi.
Để mua hàng online quý khách thực hiện các bước sau.
1. Gọi điện theo số hotline 0964.113.218 để được tư vấn.
2. Chat trực tiếp với nick kinh doanh online để được tư vấn.
3. Quý khách là thành viên WWW.DANSANTAYBAC.BLOGSPOT.COM thì chọn và gửi đơn hàng cho chúng tôi.
4. Khi nhận được đơn hàng Đặc Sản Tây Bắc HẢI PHONG sẽ liên hệ lại với quý khách để thông báo, thỏa thuận hình thức giao dịch.
5. Kết thúc giao dịch khi quý khách nhận được sản phẩm sau 24h kể từ khi chúng tôi nhận được thông tin từ quý khách.
 
Quý khách chọn một trong hai hình thức trả tiền mặt tại cửa hàng hoặc chuyển khoản.
 
- Quý khách nhận hàng và trả tiền mặt.
- Quý khách chuyển khoản vào tài khoản sau:
 Vietcombank: 0021000274861 - Chủ TK: Võ Thị Trà Giang
 
Sau khi nhận được tiền ĐẶC SẢN TÂY BẮC HẢI PHONG sẽ chuyển hàng cho các bạn trong vòng 24h
 
Thông tin chi tiết xin liên hệ:
Đặc Sản Tây Bắc Hải Phong
Cơ sở 1: P.Him Lam, TP.Điện Biên, Điện Biên
Cơ sở 2: 203A Lò Đúc - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Hotline: 0964.113.218
 
Previous 12345 Next

Đối Tác

 
Hỗ Trợ : Thắng Nguyễn | Thông tin tuyển sinh | Tin tức tuyển sinh
Copyright © 2011. Đặc Sẳn Tây Bắc Hải Phong - All Rights Reserved
Đối Tác Của Chúng Tôi Đào Tạo Và Tuyển Sinh
Design: Thịt Trâu Gác Bếp Proudly powered by Thắng Nguyễn