Bài Viết Mới Nhất

Dưa mèo ( Dưa chuột của người dân tộc H'Mông ) - món ngon nơi miền biên giới

Ðăng bởi Unknown : Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014 | 08:09

Dưa mèo ( Dưa chuột của người dân tộc H'Mông ) - món ngon nơi miền biên giới


Giá bán 20.000/1kg 
Giao hàng trên toàn quốc, free ship bán kính 5km nội thành hà nội
Địa chỉ: Tổ 1, Thị Trấn Mường Chà, Huyện Mường Chà, Tỉnh Điện Biên
Hà Nội: Số 13, Ngõ 250/51/2 Kin Giang, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0964.113.218 hoặc 0916.49.2013
Email: dacsantayhachaiphong@gmail.com
Website: http://dacsantaybachp.blogspot.com
Hải Phong rất hân hạnh được phục vụ quý khách!
Đừng quên nhấn LIKE và +1 để ủng hộ Website nhé

Ngoài ra cửa hàng còn cung cấp các loại đặc sản khác: thịt trâu gác bếpmật ong rừng, gạo nếp nương
Em gái tôi sau gần một tuần từ xuôi lên thăm anh chị ở thị xã Lai Châu, được dẫn đi chợ phiên ở xã Dào San, huyện Phong Thổ và chợ San Thàng (thị xã Lai Châu)… ngay lập tức đã “mê” món dưa mèo – thứ quả đặc trưng các xã vùng cao biên giới.

Đầu tháng 7, chúng tôi đã có buổi ngược núi theo hai mẹ con chị Giàng Thị Sâu và Sùng Thị Nâu ở bản Lao Tỷ Phùng, xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường lên nương ngô, nương lạc của gia đình họ để thu hoạch... dưa mèo. Dưa mèo không cần bắc giàn cứ bò ngổn ngang trên mặt đất, xen lẫn trong nương ngô, lạc; quả dưa mèo đầy rẫy, ẩn núp ngay dưới chân đi, chúng tôi hiểu năm nay bà con được mùa dưa mèo.
Dưa mèo luôn là sự lựa chọn của những bà nội trợ sành ẩm thực.
Dưa mèo là cách gọi thông thường của người dân ở Lai Châu về một loại dưa do người dân tộc Mông ở nơi "cuối trời Tây Bắc" này trồng, thu hái và đưa xuống chợ, ven đường bán "chơi" với giá 10.000 đồng/1kg. Bên ngoài và bên trong quả dưa mèo giống quả dưa chuột. Tuy nhiên quả dưa mèo to, dài hơn quả dưa chuột. Quả dưa mèo to nhất nặng đến hơn 1kg, quả nhỏ nhất cũng nặng tới chừng gần nửa cân. Vỏ quả trơn bóng, có màu xanh sáng xen lẫn những viền xanh mờ. Ruột quả màu trắng, cùi dày, nhiều hạt mềm...
Những bà nội trợ sành ẩm thực ở Lai Châu rất ưa dùng dưa mèo để chế biến một số món ăn trong bữa cơm hằng ngày và có chung nhận xét, dưa mèo ăn giòn, ngọt mát, có mùi thơm đặc trưng và rất an toàn khi sử dung. Dưa mèo chỉ mua được trong vòng hai đến ba tháng (từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm). Quả dưa mèo to, nhìn đẹp mắt thế không phải là do chất kích thích hay chăm bón kỹ lưỡng, mà là do giống dưa của người Mông từ bao đời nay để lại. Hơn nữa người Mông trồng loại dưa này tận trên nương, không dùng đến bất kỳ loại phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật nào để chăm sóc.

 Bà con thu hái dưa mèo trên nương.
 Cây dưa mèo sinh trưởng, phát triển ra quả chỉ nhờ nước mưa, sương gió núi... Dưa mèo được người dân tộc Mông trồng xen với cây ngô, cây lạc, lúa trên nương. Đến nay người Mông ở Lai Châu trồng loại dưa này chủ yếu để lấy quả ăn thay rau, còn dư mới đem đi bán. Chẳng thế mà, dù người Mông đi bán dưa này ở ven đường hay ngồi bán mãi cuối chợ, vẫn được các bà nội trợ "săn lùng".
Ngoài sử dụng để chế biến các món ăn, thậm chí nhiều chị em còn sử dụng quả dưa mèo thái mỏng để làm mặt nạ đắp mặt tăng cường vitamin C và độ ẩm cho da, nhiều người lại mua cả bao dưa mèo gửi về xuôi làm quà và chắc chăn dưa mèo cũng sẽ là món quà được em tôi lựa chọn biếu người thân và bạn bè khi về quê... 

Đi nhặt hạt dẻ rừng...

Ðăng bởi Unknown : Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014 | 08:11

(QBĐT) - Có lẽ trong muôn vàn cây lá của núi rừng, cây dẻ gần gũi với con người và để lại những ấn tượng khó quên hơn cả. Thứ cây trong năm hai lần làm con người phải bận tâm đến nó, mùa nở hoa và mùa rụng hạt... Những ai ở vùng quê có rừng dẻ sẽ không khỏi bâng khuâng khi thấy màu hoa tinh khiết ấy và hẳn không thể quên hương vị hạt dẻ rừng dù có đi đến chân trời góc bể nào. Chiến khu Trung Thuần (Quảng Trạch) là một vùng quê như thế!
Quê tôi là vùng chiêm trũng nên lớn lên chẳng biết nhiều đến cây rừng. Nhưng khi còn bé, là đứa trẻ ham đọc sách, tôi đã từng biết đến hoa dẻ qua mô tả của nhà văn trong tác phẩm lãng mạn một thời mê đắm bao thế hệ thanh niên -  "Mùa hoa dẻ".  Qua câu chuyện tình đẹp của đôi nam nữ trong tác phẩm, tôi hình dung ra vẻ đẹp tinh khôi của loài hoa rừng này. Còn hạt dẻ, mãi đến những năm tháng chiến tranh, khi trường cấp 3B Lệ Thuỷ sơ tán ra xã Ngư Hoá, huyện Tuyên Hoá, tôi mới được biết đến. Những hạt dẻ rừng đã làm ấm lòng những đứa học trò xa nhà chúng tôi...
Một ngày cuối đông mấy năm trước, trong chuyến công tác ra Quảng Trạch, ngước mắt nhìn lên phía rừng, Chiến khu Trung Thuần trắng một màu tinh khôi, anh bạn cùng đi nói, đã đến mùa hoa dẻ. Trong tôi bỗng bồn chồn, những năm tháng tuổi thơ, năm tháng chiến tranh như thức dậy, ước muốn được trở lại vùng đất chiến khu xưa để đi nhặt hạt dẻ rừng...Nhưng công việc, cuộc sống cứ cuốn hút tôi qua đi bao mùa dẻ rụng.
Một ngày giữa thu, con tôi đặt vào tay mấy hạt dẻ rừng, tôi nhớ ra, đã đến mùa dẻ rụng...Và, cùng vài đồng nghiệp chúng tôi nhằm hướng Chiến khu Trung Thuần...
Anh Hồ Thăng Long, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lưu tiếp chúng tôi, và khi biết chúng tôi muốn đi nhặt...của rơi, anh nói: "Các anh đi hơi sớm, mùa dẻ năm nay có muộn hơn nên đến lúc này dẻ mới chín bói, rụng còn ít...". Và anh hiểu chúng tôi đang sốt ruột vào rừng nên chỉ thông báo vắn tắt: Quảng Lưu hiện có hơn 2,1 nghìn ha rừng đều là rừng dẻ, có những diện tích 100% dẻ rừng, đang được bảo vệ nghiêm ngặt...


Một buổi chiều không thuận lợi cho việc đi rừng, trời nắng mưa thất thường, Ông Phan Đình Hộ,  một cán bộ xã làm "hướng dẫn viên" cho chúng tôi cùng tiến vào rừng. Vừa đi ông vừa kể chuyện, đứa con gái ông đang dạy học ở miền Nam vừa điện thoại về nhà hỏi năm nay rừng dẻ có sai quả không. Nhà ông ở thôn Vân Tiền, sát với rừng dẻ, ông nói lúc còn bé nó là đứa nhặt dẻ rừng giỏi nhất xóm...
Và chuyện nhặt dẻ rừng của người dân cuốn hút chúng tôi bên rừng dẻ của làng Vân Tiền. Mặc dù chưa đến "chính vụ" nhưng lác đác đã có những hạt dẻ đầu mùa rụng xuống. Vít một nhành dẻ dày đặc quả, ông Hộ giải thích, nó ra hoa từ mùa đông nhưng đến mùa thu hạt nó mới cứng vỏ, chắc thịt. Và khi gặp những trận mưa đầu mùa, lớp vỏ ngoài cùng mới nứt ra và thứ hạt màu đen thẩm sẽ rụng xuống. Người đi nhặt hạt dẻ là tìm nhặt những hạt rụng xuống đó.
Tôi hỏi sao người ta không lấy từ trên cây mà phải đi nhặt? Ông Hộ chậm rãi và triết lý, thứ cây nào cũng có cơ chế tự bảo vệ để tồn tại của nó, chú cứ nhìn cái vỏ của nó, gai vừa nhọn vừa cứng vừa mọc tứ tung, cứ đụng đến là gai cắm vào tay, nhức lắm nên không dễ lấy cả mớ được. Hơn nữa, hạt dẻ rụng xuống mới ngon...
Sau khi hạt dẻ rụng xuống lớp vỏ có gai "nán lại" trên cành một thời gian rồi cũng sẽ rụng theo, đây là dấu hiệu giúp nhận biết cây nào nhiều hạt. Người đi nhặt hạt dẻ cứ tìm đến những cây dẻ có nhiều vỏ cứng đang treo trên cây để nhặt hạt. Có nhiều cách để nhặt được nhiều hạt dẻ, mà thông thường là người ta rung thân cây dẻ hoặc dùng dụng cụ thúc mạnh vào thân cây  để hạt rụng thêm xuống. Đấy là công việc thủ công, ai nhanh tay, chăm chỉ thì sẽ được nhiều hạt. Bình quân những ngày cao điểm người nhặt được nhiều nhất là bao nhiêu?
Ông Hộ cho biết khoảng 40-50 lon mỗi ngày. Ông còn giải thích về mùa vụ của dẻ rừng, rằng cây dẻ cũng khó tính lắm không phải năm nào cũng sai quả, nó đan "lòng mốt", nghĩa là năm sai, năm ít, cây có quả, cây không chứ không phải cây nào cũng có. Còn năm nay rất sai quả. Quả thực bởi mới vào bìa rừng chúng tôi đã thấy cây dẻ nào cũng đặc quả, gai nhọn tua tủa xen giữa cành lá xum xuê...


Cây dẻ cũng biết chiều lòng người. Mùa dẻ rụng từ tháng cuối tháng 9 đến tháng 11 dương lịch. Đây là khoảng thời gian người dân Quảng Lưu, Quảng Châu, Quảng Thạch...,nói chung là các xã có chung Chiến khu Trung Thuần đã hết việc đồng áng, mùa vụ năm sau chưa tới thế là cùng rảnh rang vào rừng. Ông Hộ nói có ngày cả năm, sáu trăm người, cứ gọi là như đi hội. Nhưng rừng bao la, nói nhộn nhịp là ở cửa rừng. Ở đó diễn ra cảnh mua bán ngay "tại trận". Thương lái từ các nơi về mua sĩ hạt dẻ để đi bán ở các chợ, nên có người đi nhặt hạt dẻ tay không và về cũng tay không...Nhưng không phải ai cũng vậy, có người dồn lại dăm bảy ngày, nửa tháng bán một lần cho nguyên đồng tiền...
Trong làng Vân Tiền, những nhà nào hàng năm nhặt được nhiều hạt dẻ? Ông Hộ nói có nhà chị Nguyễn Thị Vinh, Nguyễn Thị Bình...Về giá cả, ông cho biết hiện nay khoảng 5-6 nghìn đồng một lon, tức là khoảng 15-17 nghìn đồng/kg. Nhớ lại con số thống kê của anh Long lúc ngồi nói chuyện ở trụ sở UBND xã, khoảng 150 tấn hạt dẻ người dân Quảng Lưu nhặt được mỗi năm, tính ra có gần 2,5 tỷ đồng từ "của rừng" mỗi mùa dẻ. Có lẽ đấy là con số không quá lớn nhưng dẫu sao là thứ... của rơi, thứ nằm ngoài toan tính của địa phương, cũng đáng trân trọng và có ý nghĩa lớn trong cuộc sống của người dân ở ven rừng.
Mải chuyện dẻ, chuyện bán mua của rừng, chúng tôi đã đến bên mộ cụ Nguyễn Hàm Ninh, danh nhân văn hoá thế kỷ 19, trên đồi cao giữa những tán dẻ sum suê nhìn ra hồ Vân Tiền thoáng rộng. Cụ Nguyễn Hàm Ninh đỗ giải Nguyên năm 23 tuổi, là thầy dạy học vua Thiệu Trị. Sinh ra trên vùng đất này hẳn cụ hiểu không ai lại nhẫn tâm với cây dẻ, thứ cây mang đến cho con người cả hoa lẫn hạt thì đồi dẻ này sẽ mãi xanh tươi và không cô tịch. Nên trước lúc ra đi cụ để lại di chúc cho con cháu đặt cụ yên nghỉ nơi này...
Trong rừng dẻ ngát xanh hôm nay không thể quên thuở... hàn vi của rừng. Anh Long đã nhắc lại những năm tháng chiến tranh, rồi thời kỳ hậu chiến, cuộc sống khó khăn, những nghề mưu sinh như đốt than, lấy củi... đã làm rừng kiệt quệ. Từ năm 1990 xã đã có những biện pháp quyết liệt để hồi phục rừng nói chung và rừng dẻ nói riêng. Đấy là một hành trình vất vả, cam go... nhưng được lòng dân.
Có lẽ rừng dẻ không chỉ thuần tuý là rừng mà còn có điều gì đó thiêng liêng đối với gần 7 nghìn người dân Quảng Lưu và cả người dân trong vùng Chiến khu Trung Thuần. Bởi vậy khi tôi có ý so sánh hiệu quả giữa rừng dẻ với rừng kinh tế và có thể thu hẹp diện tích rừng dẻ để trồng rừng kinh tế, anh Long nói ngay, không thể được!
Chúng tôi tạm biệt Chiến khu Trung Thuần khi cơn mưa đang nặng hạt dần. Trong tiếng mưa rơi như nghe được tiếng tách vỏ cứng của những hạt dẻ trước lúc rơi xuống mặt đất...

Thanh ngọt canh riêu trai nấu dọc mùng

Món đặc sản canh riêu trai nấu dọc mùng với vị chua thanh, thơm ngọt sẽ giúp bữa cơm gia đình bạn thêm hấp dẫn.
Nguyên Liệu:
- Trai: 500g 
- Cà chua: 2 trái
- Dọc mùng: 1 cây
- 2 thìa súp nước cốt me, 2 nhánh hành lá, 30g thì là, 20g rau răm, 2 trái ớt sừng, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa súp dầu ăn.

Thực Hiện:
- Trai rửa sạch, ngâm với nước gạo cho sạch cát, vớt ra, trụng qua nước sôi, tách lấy thịt, giữ lại nước.
- Cà chua thái múi cau. Dọc mùng tước vỏ, thái lát xéo. Hành lá cắt khúc phần lá, phần đầu hành đập giập. Thì là, rau răm cắt nhỏ. Ớt sừng cắt lát.
- Phi thơm 1/2 đầu hành với dầu ăn, cho thịt trai vào xào sơ, nêm hạt nêm, nước mắm vừa ăn.
- Dùng chảo khác, cho phần đầu hành còn lại vào phi thơm với dầu ăn, cho cà chua vào xào cho ra màu, đổ nước luộc trai vào đun sôi, nêm nước cốt me, hạt nêm, nước mắm vừa ăn.
- Cho thịt trai, dọc mùng vào đun sôi nhỏ lửa, khi nước sôi lại cho ớt lát, thì là, rau răm, hành lá cắt nhỏ vào, tắt bếp. Dùng nóng với cơm trắng.
Chúc các bạn thực hiện thành công món canh tuyệt ngon ngày nhé!
Theo Món ngon Việt Nam

Đại lý đặc sản vùng cao tây bắc Hải Phong

Ðăng bởi Unknown : Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014 | 12:48

Trải qua những đúc kết từ bao đời nay, người dân tộc vùng Tây Bắc đã tạo ra những món ăn riêng rất ngon và hấp dẫn mà không nơi nào có được. Những món ăn này là những “đặc sản” của núi cao, đem hương vị của núi, của rừng, của hồn người Tây Bắc. Với mục đích giới thiệu và cung cấp những mặt hàng đặc sản của vùng núi cao Tây Bắc đến tất cả mọi người, chúng tôi đã thành lập Đại lý đặc sản vùng cao Tây Bắc Hải Phong

Đặc sản tây bắc hải phong là một đại lý chuyên kinh doanh những mặt hàng đặc sản của đồng bào dân tộc sinh sống ở vùng núi cao Tây Bắc, đặc biệt là dân tộc Thái.
Sunsmart được thành lập từ năm 2010 đã cung cấp những đặc sản của Tây Bắc cho Thủ đô Hà Nội và các nơi khác trên toàn quốc. Với tôn chỉ hoạt động: “Cam kết đảm bảo chất lượng sản phẩm với thái độ phục vụ thân thiện”, chúng tôi đã tạo dựng được uy tín trong lòng khách hàng, thu hút được có nhiều khách hàng quen thuộc thường xuyên lựa chọn và tin tưởng vào đại lý Hải Phong
Chúng tôi đảm bảo:
- Đảm bảo giá trong 07 ngày kể từ ngày làm báo giá
- Miễn phí ship cho đơn hàng >500k.
- Vận chuyển hàng nội thành Hà Nội trong vòng 12h.
- Mua nhiều giảm giá càng nhiều.
Sản phẩm:
Ngoài những mặt hàng nổi tiếng như thịt khô, thịt gác bếp được chế biến theo công thức đặc biệt của người dân tộc, chúng tôi còn cung cấp những mặt hàng đặc sản khác rất riêng chỉ có ở vùng núi cao Tây Bắc như gạo Tám Điện Biên, gạo Nếp nương, Gạo Nếp cẩm, Mắc khén, Sâu chít, Táo mèo…
ĐẠI LÝ ĐẶC SẢN VÙNG CAO TÂY BẮC – HẢI PHONG
Địa chỉ: Tổ 1, Thị Trấn Mường Chà, Huyện Mường Chà, Tỉnh Điện Biên
Hà Nội: Số 13, Ngõ 250/51/2 Kin Giang, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0964.113.218 hoặc 0916.49.2013
Email: dacsantayhachaiphong@gmail.com 
Hải Phong rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

Trung tâm tư vấn tuyển sinh và đào tạo


Trung tâm tư vấn tuyển sinh và đào tạo
Địa chỉ hiện tại: Phòng 101, số 9 Hoàng Đạo Thúy, Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT: 0462.955.087 - 0166.33.11.987
Website:   www.tintuctuyensinh24h.com
       I.     Đặt vấn đề:
Thực hiện theo đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước về đầu tư và phát triển xã hội hóa giáo dục.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, chủ trương phát triển mở rộng của Trường TC Bách Khoa Hà Nội, để đáp ứng nhu cầu học tập các nghành nghề chuyên môn ngày càng tăng của nhân dân trong và ngoài Thành phố Hà Nội
Dựa trên điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và khả năng chuyên môn nghiệp vụ, dựa trên đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ sư phạm, kinh nghiệm hoạt động trong công tác đào tạo và tuyển sinh, cần thiết phải thành lập một Trung tâm tại địa chỉ trên.
       II.   Chức năng và quyền hạn của trung tâm
  1.   Chức năng:
Trung tâm tư vấn tuyển sinh và đào tạo là tư vấn hướng nghiệp cho học sinh sinh viên, thuộc bộ máy quản lý của Nhà trường, có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng các lớp học, trong địa bàn của trung tâm và các vùng phụ cận, nắm bắt thông tin và phản ánh kịp thời cho lãnh đạo nhà trường về những vấn đề có liên quan đến trường; quan hệ với các cơ quan trong và ngoài đơn vị (Trong ngành, ngoài ngành) để giải quyết những vấn đề chung của Nhà trường khi Hiệu trưởng ủy quyền
   2.   Nhiệm vụ và quyền hạn
a.   Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh sinh viên và các đối tượng khách
b.   Tuyển sinh các ngành do nhà trường đào tạo và các lớp liên kết của Nhà trường đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (liên thông đại học, tuyển sinh trung câp...). Ngoài ra Trung tâm còn được phép tuyển sinh các lớp do Trung tâm liên kết và được sự đồng ý của cơ sở liên kết.
c.   Tổ chức đào tạo kỹ thuật viên trình độ TCCN trong các ngành đào tạo của Trường theo sự phân công của Hiệu trưởng. Phối hợp với Phòng đạo tạo xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm; thực hiện kế hoạch mở lớp tại Trung tâm và tại đơn vị trung tâm liên kết theo kế hoặc được duyệt; quản lý việc thực hiện các chương trình nội dung, tiến độ và quy chế giảng dạy học tập đối với các lớp này theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo dõi quản lý học viên các lớp thuộc Trung tâm cùng với các khoa, Bộ môn tổ chức kỳ thi, kiểm tra, nhận xét kết quả học tập xem xét đề nghị công nhận tốt nghiệp, xét khen thưởng, kỷ luật đối với học viên thuộc Trung tâm quản lý.
d.   Giảng viên dạy các lớp đào tạo của Trường do giáo viên nhà trường đảm nhận hoặc ủy quyền cho Trung tâm ký với giáo viên thỉnh giảng, trước khi ký hợp đồng Trung tâm phải lập danh sách trích ngang của giáo viên và phải được nhà trường phê duyệt: đối với các lớp do Trung tâm liên kết thì được sự đồng ý của cơ sở liên kết.
e.   Tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền về công tác tuyển sinh, đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trung tâm.
Thường xuyên quan hệ, giao lưu với các cơ quan trong và ngoài trường để nắm bắt thông tin và giải quyết những vấn đề được Hiệu trưởng ủy quyền.
f.    Xây dựng quy chế quản lý đào tạo, bồi dưỡng học viên tại Trung tâm và thực hiện khi được duyệt
g.   Tuyển sinh và tổ chức đào tạo các lớp ngắn hạn cấp chứng chỉ mà nhà trường được phép đào tạo, được liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục đào tạo (ngoài các đơn vị mà nhà trường đã liên kết) được sử dụng con dấu của nhà trường trong những trường hợp được nhà trường ủy quyền
h.   Tham gia các cuộc họp của Trường, hàng tháng phải báo cáo với lãnh đạo nhà trường về tình hình hoạt động của Trung tâm.
i.    Trung tâm phải có nghĩa vụ đóng góp với nhà trường về kinh phí cho công tác quản lý (có văn bản riêng)
        III.  Cơ cấu, tổ chức bộ máy.
Trung tâm tự chủ về công tác nhân sự, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với Cán bộ nhân viên theo quy định của nhà nước.
a.   Bộ máy lãnh đào gồm:
-     Giám đốc Trung tâm: Là người đại diện cao nhất của Trung tâm chịu trách nhiệm trước BGH về mọi hoạt động của Trung tâm được Hiệu trưởng ủy quyền cho ký 1 số văn bản của Trung tâm và sử dụng con dấu của Nhà trường, phải chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và pháp luật về những văn bản đã ký.
-     Phó giám đốc: Nhiệm vụ do Giám đốc phân công, Giám đốc và Phó Giám đốc được nhà trường bổ nhiệm.
b.   Các đơn vị chuyên môn
Tùy theo sự phát triển của Trung tâm, thành lập các Ban, tổ trực thuộc:
-     Ban  Tuyển sinh - Đào tạo 
-     Tổ Hành chính – Kế toán
-     Ban công tác HS – SV
-     Phụ trách các Ban do Giám đốc Trung tâm quyết định và nhà trường phê duyệt.
         IV.  Cơ sở vật chất
  Trung tâm hiện có:
-     Giảng đường: các phòng học
-     Phòng làm việc

Các lớp do Trung tâm liên kết thu theo mức thống nhất với cơ sở liên kết và báo cáo với nhà trường
V.    Tổ chức thực hiện
  Trung tâm hoạt động triển khai các công việc sau:
-     Phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ Trung tâm
-     Thông báo tuyển sinh và tiến hành công tác tuyển sinh
-     Liên hệ với các đơn vị bên ngoài để mở các lớp liên kết

Kênh thông tin tuyển sinh và đào tạo

Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu học tập của mỗi cá nhân là điều kiên cần để và đủ để có một tương lai tươi sáng. Được thành lập từ năm 2008, Phòng hợp tác tuyển sinh và đào tạo đã tạo dựng được uy tín, vị trí của mình trong công tác tuyển sinh và đào tạo về liên thông đại học, văn bằng 2 đại học, đại học tại chức, xét tuyển trung cấp, cao đẳng và một số trường đại học khác,...
Với tiêu chí tuyển sinh và đào tạo cho nước nhà một đội ngũ nhân lực bài bản, có năng lực và tri thức đẩy đủ để phục vụ cho kinh tế và xã hội nước nhà. Trong những năm qua văn phòng đã không ngừng hoạt động tuyển sinh. Cùng với đội ngũ nhân viên tư vấn trẻ, nhiệt tình, và đầy nhiệt huyết , lắng nghe và chia sẻ những thông tin, hướng thí sinh đến những con đường phù hợp với năng lực và kỹ năng của mỗi người.
Để được tư vấn miễn phí, được định hướng một phương hướng học tập đúng đắn các bạn vui lòng liên hệ:

VPTS Phòng 101 - Số 9 - Hoàng Đạo Thúy - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện Thoại0462.955.087 - 096.252.1985
Previous 12345 Next

Đối Tác

 
Hỗ Trợ : Thắng Nguyễn | Thông tin tuyển sinh | Tin tức tuyển sinh
Copyright © 2011. Đặc Sẳn Tây Bắc Hải Phong - All Rights Reserved
Đối Tác Của Chúng Tôi Đào Tạo Và Tuyển Sinh
Design: Thịt Trâu Gác Bếp Proudly powered by Thắng Nguyễn